HomeBlogThiền định là bước mở ra tri thức mới cho người phàm 

Thiền định là bước mở ra tri thức mới cho người phàm 

Thiền định từ lâu là một biện pháp tu tâm được lưu truyền trong giới Phật tử. Giúp cho những người bình thường có thể xóa tan được căng thẳng của bản thân, mang lại sự bình yên cho nội tâm của mọi người. Nếu quá căng thẳng và luôn có cảm giác lo âu, hãy dành ít chút thời gian trong thiền định để khôi phục được sự bình tĩnh. 

Khái niệm chuẩn xác của thiền định?

Thiền định là phương pháp giúp chúng ta trực tiếp quan sát cảm nhận và kinh nghiệm của chính bản thân. Từ đó, bạn sẽ dần khám phá ra những cảm nhận và kinh nghiệm ấy luôn biến động, khi rất rõ ràng minh bạch nhưng cũng có lúc vô cùng mù mờ.

Khi được hỏi về khái niệm của thiền định, một vị Hòa thượng đã giải thích rằng đây là cụm từ được tách ra thành hai âm tiết có nghĩa và khi ghép lại sẽ trở thành một khái niệm hoàn chỉnh thuộc lĩnh vực Phật Giáo của văn hóa phương Đông.

Nhìn chung, thiền định ở đây dựa theo phiên âm tiếng Phạn  nghĩa là Thiền na, người xưa dịch là tư duy, ngày nay học giả dịch lại là Tĩnh lự. Tu tư duy- tĩnh lự chính là dùng tâm thể vắng lặng để thẩm sát các vấn đề về đạo pháp.

Còn chữ Định phiên âm tiếng Phạn là Tam muội, có nghĩa tập trung toàn tâm toàn ý vào một đối tượng duy nhất nào đó, không để cho tâm ý tán loạn, một cách thức khiến cho tâm trạng lắng đọng và nhịp thở luôn đều đặn. 

Hợp giữa Thiền và Định, ta xác định được một định nghĩa chung của ngồi thiền rằng: Luôn tập trung tâm ý vào một đối tượng nhất định không cho tán loạn, để tâm thể được vắng lặng và hơn hết cho tâm dụng được mạnh mẽ, hầu quan sát và từ đó suy nghiệm thành chân lý.

Thiền định- phương pháp an toàn lắng nghe bản thân 
Thiền định- phương pháp an toàn lắng nghe bản thân

Tổng hợp một số loại thiền định đặc trưng  

Do Thiền mang lại lợi ích lớn cho những người hướng tâm theo Phật Giáo, song được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau nên trong thực tế đã và đang phát sinh một số hình thái, hình thức biến thể từ thiền định như là:

Phương pháp thế gian thiền định 

Thể loại thiền định này gồm có hai loại: Căn bản vị Thiền và căn bản tịnh Thiền. Căn bản vị Thiền bao gồm tất cả mười hai phẩm, phân làm ba: Tứ Thiền, Tứ vô lượng và Tứ Không.

Những người nhàm chán cảnh tán loạn của Dục giới thì tu Tứ Thiền. Người phàm muốn có phước lớn thì tu Tứ vô lượng. Kẻ không còn hứng thú với cảnh sắc giới chật hẹp thì tu Tứ không. Vì có thể làm căn bản cho thiện pháp xuất thế gian, nên gọi mười hai phẩm Thiền này là Căn bản thiền. 

Căn bản Tịnh Thiền, phân làm hai: Lục diệu môn và Thập lục đặc thắng. Kẻ nào có huệ tánh nhiều thì tu Lục diệu môn, người mang định tánh nhiều thì tu Thập lục đặc thắng. Những ai sở hữu huệ tánh và định tánh bằng nhau thì có thể tu cả hai loại. 

Phương pháp xuất thế gian thiền

Pháp Thiền này là của những bậc xuất thế. Có tổng cộng bốn thứ Thiền quán: Cửu tướng quán, Bát bối xả quán, Bát thắng xứ quán và Thập nhất thiết xứ quán. Tu bốn Thiền quán này có thể đi đến kết quả ly dục, phát sinh vô lậu trí, nên được gọi là xuất thế gian Thiền.

Phương pháp xuất thế gian thượng thượng thiền định 

Pháp Thiền của loại hình thiền định này là pháp Thiền cao tột của các bậc đại nhân. Kinh Địa Trì có giải về chín môn đại Thiền này thành chín loại khác nhau như: Tự thánh Thiền, Nhất thiết Thiền, pháp Nan Thiền, … và cuối cùng là Thanh tịnh tịnh Thiền.

Tự do trong nội tại, thư thái trong tâm hồn
Tự do trong nội tại, thư thái trong tâm hồn

Một số lợi ích mà thiền định mang lại

Bất cứ ai cũng có thể thực hành việc thiền định bởi thực hiện đơn giản và không tốn kém, và duy nhất là nó không yêu cầu bất kỳ thiết bị đặc biệt nào.Hơn nữa, người muốn hòa mình vào thiền có thể thực hành ở mọi lúc mọi nơi, dù có làm bất cứ chuyện gì mà muốn tâm tư trở nên thư thái hơn. 

Thiền định giảm được chứng căng thẳng về cuộc sống

Đây là một trong những bệnh lý phổ biến nhất mà tất cả các đối tượng muốn bắt đầu thực hiện. Thông thường khi căng thẳng về tinh thần và thể chất tác động rất nhiều và gây nguy cơ làm rối loạn giấc ngủ, thúc đẩy việc trầm cảm, luôn luôn có cảm giác lo âu, tăng huyết áp, và suy nghĩ tiêu cực.

Có thể giảm được chứng mất trí nhớ vốn thấy ở người già

Mất trí nhớ là căn bệnh tuyệt nhiên xuất hiện ở những người cao tuổi nhưng tùy theo từng đối tượng mà mức độ trầm trọng khác nhau. Nhưng đã ra đời một phương pháp thiền định có tên là Kirtan Kriya, phương pháp này kết hợp với một số câu thần chú với sự chuyển động các ngón tay để luôn thu hút sự tập trung tối đa.

Một đánh giá sơ bộ cho rằng phương pháp này có thể giúp tăng cường được sự chú ý của những người lớn tuổi, giúp cải thiện trí nhớ không phải là hoàn toàn nhưng đã thay đổi được nhiều so với trước. Do đó, khiến tinh thần mọi người luôn phấn chấn và trở nên được thật nhanh nhạy.

Cải thiện được và mang đến một giấc ngủ ngon với thiền định 

Gần một nửa dân số trên thế giới luôn phải đối mặt với một căn bệnh mang tên mất ngủ tại một thời điểm nào đó. Một nghiên cứu đã cho biết thiền định dựa trên chánh niệm giúp con người dễ đưa mình vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Cải thiện tối đa chứng trằn trọc, mất ngủ và làm cho con người ta tươi tỉnh hơn ngày thường.

Thiền định mọi lúc mọi nơi

Chỉ cần cảm thấy bản thân không ổn, luôn khó chịu và mất rất nhiều thời gian tập trung lo âu và suy nghĩ thì có thể sử dụng thiền định như một liều thuốc cứu cánh kịp thời bởi vì nó không kén thời gian hay nơi diễn mà, chỉ cần tâm mọi người muốn hướng về sự tập trung, thư thái và tâm trí không có phiền muộn.

Mở ra khuôn khổ mới cho cuộc sống tươi đẹp
Mở ra khuôn khổ mới cho cuộc sống tươi đẹp

Kiến thức về kỹ thuật thiền định tốt nhất  

Thiền định không nhất thiết phải được qua một cách chuẩn xác nào đó, nhưng muốn nhanh chóng có được cảm giác thư thái trong tâm hồn, người đọc nên lưu ý và tiếp nhận bốn bước sau đây đây để có thể thực hiện nhanh nhất.

Bước đầu: hít thở thật sâu

Thư giãn trước tiên, giữ cho xương cột sống luôn luôn thẳng. Hít thật sâu bằng hơi mũi và sau đó thở ra bằng miệng, lưu ý chỉ thở nhẹ và không quá gây ra tiếng ồn. Việc này giúp ổn định nhịp thở, và hơi thở sẽ trở nên nhịp nhàng, thoải mái.

Hãy tưởng tượng trong đầu rằng có một luồng ánh sáng đi xuyên qua chân trái của mình, chạy vòng lên phía bên trên phần bên trái cơ thể, rồi tiến thẳng lên trên đỉnh đầu, vòng qua bên phải và cuối cùng chạy xuống phía dưới bên kia. Điều này cứ lặp đi lặp lại đủ ba lần trong quá trình thiền định. 

Bước tiếp theo của thiền định: sự lặp lại

Sự lặp lại này nhìn chung chỉ là việc khiến tâm trí con người tập trung vào một điểm duy nhất nào đó. Đây là phần thiết yếu của ngồi thiền. Nó loại trừ được những rối rắm về mặt tinh thần, làm dịu đi trí óc đang hoạt động. Có thể nhắm cũng có thể mở mắt, điều này phụ thuộc vào bản thân người thực hiện miễn sao phù hợp.

Phương pháp nhắm mắt để thiền định phổ biến hơn so với cái còn lại. Nghĩa là tập trung tối đa nhất hình dung ra được một từ, một gương mặt hay một vật, một biểu tượng nào đó. Hãy nói với bản thân rằng “Thư” khi hít vào và “giãn” khi thở ra. Lặp lại mà không được để thứ gì len lỏi được vào tâm trí của mình.

Bước theo theo: tiếp nhận 

Sau khoảng 10’ ở Bước Lặp lại, hãy nhẹ nhàng chuyển sang bước Tiếp nhận trong 10’ . Tách hai bàn tay đặt lên trên đùi, lòng bàn tay phải ngửa. Giữ cơ thể luôn thẳng và thư giãn. Thả lỏng tâm trí đã được kiểm soát và đừng cố gắng nhận thức suy nghĩ về bất cứ điều gì. Chỉ cần để trí óc của mình cảm thấy được tự do.

Cuối cùng của thiền định: bước khép kín 

Khi kết thúc thiền, nắm chặt hai bàn tay và tưởng tượng được một luồng ánh sáng trắng bao quanh, lấp đầy, và bảo vệ . Thực ra chính là đang học cách để đưa bản thân vào một môi trường của được bảo hộ, dẫn lối và kiểm soát.

Hình thành được thói quen dùng một luồng sáng trắng vô hình để bảo vệ bao quanh bản thân bất cứ khi nào cảm nhận được bản thân tiêu cực, không chỉ tại thời điểm thiền định.

Sau một thời gian thiền, có thể mở ra trí tuệ bên trong. Vấn đề ở đây đơn giản là việc phải dành thời gian lắng nghe những gì bên trong mình, và trực giác của mình, những cảm nhận, và sự liên kết với tất cả thế giới bắt đầu chặt chẽ hơn nữa.

Đưa bản thân vào một thế giới không lo âu 
Đưa bản thân vào một thế giới không lo âu

Tác hại của việc thiền định sai cách 

Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của thiền giúp con người khỏe mạnh về tinh thần lẫn thể chất. Tuy nhiên, nếu thực hành sai cách, tác hại của ngồi thiền cũng sẽ gây ra nhiều phiền toái.

Trở nên ảo tưởng nếu ngồi thiền quá lâu

Thứ nhất, ngồi thiền lâu sẽ có thể khiến con người trở nên ảo tưởng, một nửa trong số người tham gia khi thực hiện sai cách đã trải qua những mâu thuẫn trong tư tưởng, thấy tiếng nói và hình ảnh vô hình giống như một thể loại bệnh đó là tâm thần phân liệt.

Mất động lực làm việc

Thứ hai,thiền sai cách khiến mất động lực làm việc vì việc ngồi thiền sẽ khiến người thực hiện trì hoãn công việc, mất hứng thú với những việc trước đây từng ưa thích, điều này khá giống với trầm cảm.

Đau nhức do thiền định sai tư thế 

Thứ ba, dễ bị đau nhức do ngồi thiền lâu. Vì thời gian cho một buổi thiền có thể kéo dài từ 20-30 phút và lặp đi lặp lại nhiều lần, nếu không ngồi đúng cách cột sống sẽ trở nên cứng đờ và toàn thân thể sẽ đau nhức, gây ra mệt mỏi và chóng mặt.

Thiền định nghĩa là hạnh phúc đến từ việc biết lắng nghe bản thân mình 
Thiền định nghĩa là hạnh phúc đến từ việc biết lắng nghe bản thân mình

Kết luận 

Thiền định sẽ giúp bản thân có thể dễ dàng lắng nghe được cơ thể và từ đó sức khỏe có thể được nâng cao. Mỗi bộ môn đều có mặt ưu thế lẫn tác hại bên trong nó. Thế nên hãy cảm nhận và đưa ra được lựa chọn chuẩn xác nhất cho những quyết định đúng đắn và phù hợp cho bản thân và mọi người xung quanh.

Xem nhiều nhất

Recent Comments