HomeGóc tâm linhLuật nhân quả - Luật đại diện cao nhất cho tự nhiên

Luật nhân quả – Luật đại diện cao nhất cho tự nhiên

Có rất nhiều người than thở về việc cuộc sống nhiều khó khăn, trăn trở với bản thân của họ. Cần đặt ra câu hỏi rằng liệu có phải những trắc trở mà ta đối diện trong cuộc sống liệu chính là nghiệp quả cho những hành động sai trái ở quá khứ. Câu hỏi nghiệp từ đâu mà ra, sẽ được trả lời bằng luật nhân quả.

Định nghĩa dễ hiểu về luật nhân quả 

Nhân quả dịch theo nghĩa Hán Việt ngắn gọn nghĩa là hạt giống với quả trái. Áp dụng trong cuộc sống của con người, nhân chính là hành động ta làm còn quả chính là kết quả từ hành động đó. 

Thời điểm hiện tại, ta gieo ra nhân lành thì tương lai sẽ gặt được quả ngon ngọt lành. Còn nếu ngược lại, ta gieo nhân xấu thì tương lai chắc chắn nhận được quả thối. Luật nhân quả cứ vậy mà tiếp diễn liên tục, xoay vần thành một vòng tròn chẳng bao giờ có điểm dừng vì con người cứ tạo nhân và nhận quả từ nhân đã tạo.

Luôn tồn tại một câu hỏi luôn, tại sao cùng là con người với nhau mà có những người được sống trong nhung lụa, giàu sang mà có những kẻ phải chịu canh trong nghèo khổ, bần hàn. Tại sao có người sinh ra xinh đẹp lành lặn khỏe mạnh, còn một số kẻ lại khuyết tật, bất hạnh. 

Suy cho cùng, tất cả những gì chúng ta đang có hay trải qua từ khi sinh ra ở đời này đều là cái kết cho những gì ta đã làm, những thứ chúng ta tạo ra ở đời trước, tức nghiệp báo. 

Nghiệp con người một khi đã gieo thì bao năm trôi qua hay ngàn kiếp đi qua vẫn luôn tồn tại. Luật Nhân Quả đại diện quy luật tự nhiên cao nhất của trời đất, bình đẳng với mọi người và không thiên vị cá nhân nào cả.

Điều cần biết về luật nhân quả
Điều cần biết về luật nhân quả

Định nghĩa đơn giản vận mệnh

Vận mệnh hay nói cách khác là số mệnh của mỗi người. Hiện tại đang tồn tại kha khá quan điểm về vận mệnh, nhưng cơ bản thì tổng hợp 2 quan điểm như sau. Một là vận mệnh là thứ đã luôn cố định, được ấn định ngay từ khi sinh ra, không đổi được. Hai là vận mệnh có thể tác động được dựa theo luật nhân quả

Điển hình trong những thuyết này thường có câu: “Nhất triều lạc địa mệnh an bài”, dịch ra là khi một đứa bé rứt khỏi cơ thể mẹ, khóc to chào đời tức là đã được ấn định sẵn vận mệnh.

Theo cách giải nghĩa khác, số mệnh có thể tưởng tượng  như là con đường mà ta phải trải qua đến khi kết thúc  cuộc đời. Nhưng nếu lương thiện, an ổn mà đi thì con đường sẽ dần có thể thay đổi, may mắn và thành công sẽ nhanh đến với ta hơn, hay còn có câu “Đức năng thắng số”.

Ở lĩnh vực tử vi, người ta sẽ ghi nhận cuộc đời vào thời khắc đứa trẻ ra đời, được gọi là “sinh thần bát tự”. Từ đó người ta đưa ra một loạt các dự báo về đặc điểm  tính cách, thành công và biến cố lớn ở cuộc đời đứa trẻ đó.

Mặc dù vậy, tử vi hay tướng mệnh cũng không quên nhắc nhở, răn dạy mọi người rằng: “Đức năng thắng số”, “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Điều này cho ta thấy là “Đức” nếu con người tạo ra đủ nhiều có thể thắng được vận mệnh, có thể vượt lên chính lá số gần như đã được định sẵn.

Đố ai lách được luật nhân quả
Đố ai lách được luật nhân quả

Luận bàn về luật nhân quả và vận mệnh (số mệnh)

Ông bà ta vẫn có câu “Gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “Ác giả ác báo, Thiện giả thiện lai”, đều phản ánh những biểu hiện của luật nhân quả. Cơ sở lý luận hạt nhân của Phật học cũng bắt nguồn từ triết lý này.  

Luật nhân quả theo quan điểm phật giáo

Luật nhân quả là một chân lý không thể bàn cãi, luôn luôn đúng trong tất cả thời điểm: Quá khứ, hiện tại, tương lai sau này. Điều này không bị bó buộc bởi thời gian và không gian, không loại trừ sự vật, sự việc nào.

Cơ sở của luật nhân quả bao gồm thân, khẩu, ý. Động lực để sinh ra của nhân quả chính là nghiệp, được chia làm 3 loại: phước, phi phước và bất động nghiệp.

  • Phước: được khởi sinh dựa vào cơ sở ba nghiệp thanh tịnh và đích đến là thiện tâm. Cụ thể là không sát sinh, không cướp bóc, không sân si, không tham của,…
  • Phi Phước: là những việc làm trái ngược với những điều đã nêu ra phía trên.
  • Bất Động Nghiệp : là loại nghiệp được khởi sinh do các loại thiền định áp dụng với ba cõi : dục giới, sắc giới và cuối cùng là vô sắc giới.

Đối với giáo lý về luật nhân quả của Phật giáo bao gồm nhiều loại khác nhau, nhưng ta có thể tổng hợp được 6 loại chính: định báo, bất định báo, cộng báo, biệt báo, thế gian báo, xuất thế gian báo.

  • Định Báo: Là loại quả báo được ấn định nhất quyết phải xảy ra. 
  • Cộng Báo (quả báo chung): cụ thể là loại quả báo mà trong đó nhiều cá nhân cùng làm chung một nghiệp và cùng nhận một loại quả báo giống nhau. 

Vận mệnh theo quan điểm phật giáo

Trong lĩnh vực này, Phật giáo cho rằng, vận mệnh là thứ do con người tự mình nắm giữ, quyết định nên việc thể cải thiện, thay đổi hoàn toàn xảy ra được.

Theo giáo lý nhà Phật, “nhân quả” nói cách khác là  “nghiệp, nhân, duyên, quả, báo”. Khi cắt nghĩa từ “nghiệp”, ta có thể hiểu là từ suy nghĩ, hành vi, lời ta nói ra. Khi chia theo cơ quan tạo tác, chia được “thân nghiệp’, “khẩu nghiệp” và “ý nghiệp”, có nghĩa là hành vi từ tự thân, bao gồm cả lời nói và suy nghĩ.

Mối quan hệ về luật nhân quả

Quy luật này có mối liên hệ sâu sắc, liên quan trực tiếp với sự sống chết hay kiếp luân hồi. Con người sinh ra rồi chết đi, sau đó lại được đầu thai để sinh ra một lần nữa. Sự sinh tử luân hồi qua nhiều kiếp ấy là từ nhân đến quả, từ quả đến nhân, mãi không dừng lại.

Áp dụng luật nhân quả, khi ta muốn nhìn thấu kiếp trước của một người như thế nào, hãy quan sát những điều họ đang phải nhận ở kiếp này. Muốn nhìn thấu kiếp sau của người thế nào thì ta quan sát vào những việc họ đang làm ở hiện tại.

Giáo lý nhà phật cho rằng “nhân quả” có quy luật cố định, dễ dàng để nhận thức được nhưng nó không hề rập khuôn. Bắt nguồn từ quan niệm nhân quả của nhà Phật ta thấy được những việc hiện tại chúng ta đang trải qua chính là “nhân” đã ta đã trồng trước đó. Nhân để tạo ra được quả thì phải có cầu nối – có duyên – chính là điều kiện cần thiết.

Luật nhân quả tác động cuộc sống
Luật nhân quả tác động cuộc sống

Lý giải luật nhân quả bằng quy trình từ nhân đến quả

Quy trình từ nhân đến quả không có một thời gian nhất định, có nhiều tốc độ khác nhau dựa theo đặc tính sự việc và sự kết hợp của các duyên đã tạo. Luật luôn  xảy ra theo đúng quy luật, thứ thay đổi ở đây là thời gian tùy yếu tố tác động.

Ví dụ: Ta trồng cây mận thường xuyên tưới nước, bón phân, mận sẽ chóng ra quả. Nhưng ta gieo trồng trong sự lười biếng, không chăm lo thì đến 5, 6 năm mới ra quả. 

Hành động chăm tưới nước sóc bón phân – những yếu tố phụ – được gọi là duyên. Ta thấy được chính những yếu tố phụ đó đã làm thay đổi chu kỳ nhân quả giúp cho cây ra quả sớm hoặc muộn hơn. 

Quy trình từ nhân đến quả trong luật nhân quả
Quy trình từ nhân đến quả trong luật nhân quả

Ứng dụng luật nhân quả để an nhiên trong cuộc sống

Hình tượng đơn giản để lý giải luật nhân quả chính là nhân một khi đã gieo trong quá khứ thì tuyệt nhiên không thể thay đổi được, nó đã được ấn định. Nhưng mỗi người có thể thay đổi duyên, tức điều kiện dẫn đến  kết quả. Nếu từ hôm nay cắt phăng cái duyên đó thì không thể tạo ra quả.

Sẵn lòng cho đi để có phước báo về luật nhân quả

Người Xưa răn dạy một khi đã cho đi thì đừng suy nghĩ tính toán thiệt hơn giữa người với người. Điều này hoàn toàn đúng, nguyên nhân là một khi bạn đã cho đi bạn đã tạo ra một điều tốt. Cho đi càng nhiều, sẽ có được càng nhiều. Điều đầu tiên bạn có chính là cảm giác khoan khoái khi làm được một việc có ích.

Không nên đòi hỏi phải được nhận gì ta mới làm, vì chắc chắn bạn sẽ có được nhiều hơn bạn có thể tưởng tượng ra. Trao yêu thương nhận nụ cười, sau cùng là nhận được sự yêu thương, thanh thản trong tâm hồn. Cuộc đời này sẽ thật dễ chịu khi con người ta luôn yêu thương, luôn có tâm dù làm điều gì.

Giúp đỡ người khác sẽ gặp được điều may nhờ luật nhân quả

Thật ra có một định lý chính là khi ta giúp người khác, tức là ta đang giúp đỡ chính bản thân ta. Giúp đỡ người khác luôn là điều đáng để làm, không đáng để phân vân do dự.  Dù xã hội tồn tại nhiều thể loại người, đừng ngăn việc bản thân trở nên tử tế hơn mỗi ngày. 

Cho đi sẽ nhận được những người tử tế như ta, ta có thể cần người khác hơn ta nghĩ. Dù gì sống đơn độc sẽ không hề dễ chịu, hãy cứ giúp đỡ, cứ tốt đẹp để tạo ra nhiều mối quan hệ hơn nữa. Gieo đi những điều tốt lành sẽ nhận lại những điều làm bạn an vui, hạnh phúc, đây cũng chính là biểu hiện của luật nhân quả.

Hay giúp người khác sẽ gặp được nhiều thứ may theo luật nhân quả
Hay giúp người khác sẽ gặp được nhiều thứ may theo luật nhân quả

Người càng biết ơn cuộc sống, họ càng có nhiều 

Có rất nhiều người đã từng nói: Lời cảm ơn thực chất là một cách ứng xử lịch sự dành cho những người giúp đỡ mình. Trong tình huống có người giúp đỡ bạn dù nó không thực sự cần thiết, hãy vẫn cứ cảm ơn cho tấm lòng của họ. 

Lời cảm ơn không tốn tiền mua, một lời nói tuy đơn giản ấy của bạn nhưng cũng đã khiến họ cảm thấy vui vẻ, cảm thấy hạnh phúc vì đã giúp ích được bạn. 

Khi có ai đó cho bạn lời khuyên, có thể bạn chưa thấy được hiệu quả của nó, cũng vẫn cứ cảm ơn họ. Một khi người khác đã dành sự quan tâm, tinh thần của họ cho bạn, họ xứng đáng nhận được sự ghi nhận dù chỉ là một lời cảm ơn.

Kết luận

Đúc kết lại từ luật nhân quả, ta luôn nên hướng bản thân sống một kiếp người lương thiện. Kiếp trước ít nhiều đều làm điều xấu nhưng kiếp này siêng năng làm nhiều việc thiện thì ác duyên sẽ đứt. Duy chỉ thay đổi từ gốc rễ, tác động vào thì nhân duyên thì mới chuyển biến, cuối cùng thay đổi được kết quả.

Xem nhiều nhất

Recent Comments