HomeBlogThiền có mấy loại và bạn phù hợp với loại thiền nào?

Thiền có mấy loại và bạn phù hợp với loại thiền nào?

Ngày nay, khi cuộc sống càng trở nên bộn bề, thì con người lại tìm đến thiền như một cách giải thoát khỏi thực tại, chìm sâu vào thế giới của bản thân. Vậy Thiền có mấy loại? loại hình thiền nào và bạn đã biết mình phù hợp với loại nào chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!!!

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu tánh cách quan trọng và giá trị của Thiền định.

Định nghĩa về thiền định?

Thiền định là gì? Thiền phiên âm theo tiếng Phạn là Thiền na, xưa dịch là tư duy, nay các học giả dịch là Tĩnh lự. Tu Tư duy có nghĩa là tu tập bằng phương pháp suy nghiệm, nghiên tầm và suy cứu về những đối tượng của tâm thức. Tĩnh lự có nghĩa là dùng tâm thể vắng lặng để thẩm sát các vấn đề đạo pháp.

Còn chữ Ðịnh phiên âm theo tiếng Phạn là Tam muội (Samadhi), có nghĩa là tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất, không để cho tâm ý tán loạn. Hợp hai chữ Thiền và Ðịnh lại, ta có một định nghĩa chung: Tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất không cho tán loạn, để tâm thể được vắng lặng và cho tâm dụng được mạnh mẽ, hầu quan sát và suy nghiệm chân lý.

Định nghĩa về thiền định?
Định nghĩa về thiền định?

Các loại hình thiền phổ biến

1. Thiền chánh niệm

Có nguồn gốc từ giáo lý Phật giáo và là một kỹ thuật thiền phổ biến nhất ở phương Tây. Trong thiền chánh niệm, người thiền cần chú ý những suy nghĩ lướt qua tâm trí nhưng không được đánh giá mà chỉ quan sát và cảm nhận về luồng suy nghĩ đó.

Thiền chánh niệm là sự kết hợp giữa sự tập trung và nhận thức. Người thiền sẽ cảm nhận rõ rệt khi tập trung vào một đối tượng nhất định hoặc hơi thở của mình trong khi quan sát bất kỳ cảm giác nào của cơ thể

Loại hình này không cần giáo viên hướng dẫn nên bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà

2. Tâm linh thiền định

Các bạn hẳn sẽ thấy được loại thiền này chủ yếu ở trong tôn giáo của các nước phương Đông. Tương tự với cầu nguyện, người thiền cần suy nghĩ về sự tĩnh lặng xung quanh mình và tìm kiếm mối liên hệ sâu sắc hơn với Chúa hoặc Vũ trụ

Tinh dầu thơm cũng thường được sử dụng để nâng cao trải nghiệm. Những loại tinh dầu phổ biến như: đàn hương, trầm hương, tuyết tùng, hiền nhân,…

Với tâm linh thiền định, bạn có thể thực hiện tại nhà hoặc ở nơi thờ tự. Đặc biệt, những bạn yêu thích sự yên tĩnh và tìm kiếm sự phát triển tâm linh thường sẽ ưa thích loại hình này

3. Thiền siêu việt

Là một loại thiền tương đối phổ biến, thậm chí loại thiền này còn là chủ đề trong nghiên cứu khoa học.

Kỹ thuật thiền siêu việt có sử dụng âm thanh một cách âm thầm gọi là khẩu quyết, và được thực hành trong 15-20 phút 2 lần mỗi ngày. Nó không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn khơi dậy phần tiềm năng ngủ quên của não bộ.

Thiền siêu việt thường được lựa chọn bởi những người thích duy trì nghiêm túc việc thực hành thiền định

Các loại hình thiền phổ biến
Các loại hình thiền phổ biến

4. Thư giãn tiến bộ

Hay còn được gọi là thiền quét toàn thân, là một cách thiền định nhằm giảm căng thẳng và tăng sự thư giãn.

Thiền siêu việt thường được lựa chọn bởi những người thích duy trì nghiêm túc việc thực hành thiền định

Người thực hiện sẽ từ từ thắt chặt hay thư giãn từng nhóm cơ trên toàn cơ thể tại một thời điểm nhất định. Trong một vài trường hợp, người tập cũng có thể tưởng tượng một làn sóng nhẹ nhàng chảy qua cơ thể giúp giải tỏa căng thẳng trong tâm trí.

Hình thức này thường được sử dụng giúp giảm căng thẳng và thư giãn để có giấc ngủ chất lượng hơn

5. Thiền từ bi

Thiền từ bi hay còn được gọi là thiền tâm từ. Loại hình này được sử dụng để củng cố cảm xúc của lòng từ bi và sự chấp nhận đối với bản thân và người khác

Người thiền cần mở rộng tâm trí để đón nhận tình yêu thương từ người khác và trao đi những lời chúc tốt đẹp đến người thân, bạn bè, người quen,…

Nếu bạn đang tích tụ nhiều cảm xúc tiêu cực, hay thử thiền từ bi bởi loại hình này giúp thúc đẩy lòng từ bi và lòng tốt trong mỗi con người.

6. Thiền chuyển động

Hầu hết khi nghĩ đến thiền, mọi người đều nghĩ đến việc ngồi yên lặng một chỗ đúng không? Nhưng với thiền chuyển động, cách thực hiện có thể bao gồm các hoạt động cần nhiều sự chuyển động như: đi dạo, làm vườn hay các hình thức vận động nhẹ nhàng khác. Đó là một hình thức thiền tích cực mà chuyển động của chúng ta chính là một phần của bài tập.

Thiền chuyển động chính là lý tưởng đối với những người tìm thấy sự bình yên trong khi hành động và thích để tâm trí được lang thang trong những chuyển động nhịp nhàng của bản thân

7. Thiền thần chú

Hay còn được gọi là Mantra. Thiền thần chú là hình thức thiền nổi bật trong nhiều giáo lý như Ấn Độ giáo hay Phật giáo

Loại hình này được thực hiện bằng cách dùng âm thanh lặp đi lặp lại để giải tỏa tâm hồn. Nó có thể là một từ, cụm từ hoặc âm thanh, có nghĩa hay không có nghĩa, to hay nhỏ đều được. Sau khi thực hiện thần chú một thời gian, bạn sẽ tỉnh táo hơn, hòa hợp với môi trường xung quanh mình hơn và cho phép bạn trải nghiệm mức độ nhận thức sâu hơn.

Một số người thấy thiền định thần chú hợp với họ bởi lẽ họ cảm thấy tập trung vào một từ dễ dàng hơn là tập trung vào hơi thở

Đây cũng là một phương pháp hay cho những người không thích tĩnh lặng quá mức và thích những hoạt động mang tính lặp lại.

8. Tập trung thiền

Là hình thức mà người thực hiện sẽ sử dụng một trong năm giác quan của mình để tập trung vào một điều gì đó bên trong cơ thể mình như nhịp thở hoặc có thể tận dụng các tác động bên ngoài để tập trung sự chú ý

Giống với cái tên, thiền tập trung là phương pháp lý tưởng cho những người thích tập trung vào cuộc sống của họ. Với những người mới bắt đầu thì đây có vẻ là một thử thách bởi lẽ nếu bị phân tâm thì sẽ mất một khoảng thời gian để quay lại thực hiện và tập trung lại.

Mặc dù không có cách thiền nào được cho là đúng hay sai, tuy nhiên không phải loại hình thiền nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Vậy nên trước khi bắt đầu thiền, chúng ta cần tìm hiểu kỹ về phương pháp và các kỹ năng tư duy khác nhau để có thể lựa chọn một loại thiền phù hợp với mình.

Công năng của thiền định

Công năng của thiền định 
Công năng của thiền định

Theo Bồ tát hạnh, có thể tu tập Thiền định và đạt đến mười kết quả tốt đẹp sau đây:

  • Một là được an trụ trong pháp thức uy nghi. Tu Thiền định phải theo pháp thức mà hành trì, như vậy trải qua một thời gian khá lâu, thì ngũ căn được tịch tịnh, chánh định phát khởi, không cần có sự cố gắng mà vẫn được an trụ trong pháp thức oai nghi.
  • Hai là được thực hành cảnh giới từ bi. Khi tu Thiền định, thì giữ được tâm từ bi, thương yêu chúng sinh, muốn cho tất cả được an ổn.
  • Ba là không còn phiền não. Nhờ năng lực Thiền định mà các phiền não tham, sân, si, không còn phát sinh nữa.
  • Bốn là gìn giữ được các giác quan. Không cho sắc, thanh, hương, vị, xúc lay động.
  • Năm là vui vẻ lạc thú. Xem Thiền định là một món ăn ngon lành hơn tất cả các món ăn khác trong thế gian.
  • Sáu là xa lìa được ái dục. Một khi tâm niệm đã lắng yên, ái dục không còn phát sinh và làm nhiễm trước được nữa.
  • Bảy là tuy chứng được chân không, nhưng không bao giờ bị rơi vào chỗ chấp đoạn diệt hư vô.
  • Tám là cởi mở được tất cả những dây trói buộc sự giải thoát.
  • Chín là khai phát được trí huệ vô lượng và an trú trong cảnh giới của chư Phật.
  • Mười là đạt đến sự giải thoát thành thục, đến chỗ mà tất cả các hoặc nghiệp không còn nhiễu loạn được nữa.

Chúng ta có thể tóm tắt thành quả tốt đẹp của Thiền định như sau:

Ngũ căn được tự tại, phiền não được dứt trừ, từ bi được mở rộng, trí huệ được phát chiếu, cảnh giới giải thoát được phô bày ra trước mắt. Một pháp môn có công năng quí báu, có diệu dụng phi thường như thế, làm sao chúng ta có thể bỏ qua được?

Mong rằng vì những lợi ích thiết thực nói trên, quí vị hãy gắng công tu tập pháp môn Thiền định này cho chóng có kết quả.

Xem nhiều nhất

Recent Comments